Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng kỳ 17: Đấu tranh chống lại bất công


Một trong những niềm vui lớn của cuộc đời tôi là được đến thăm người bạn nhỏ Daniel Martinez. Trong cuốn Cuộc sống không giới hạn,tôi đã kể rằngChris và Patty Martinez ở Long Beach đã đưa đứa con trai mười chín tháng tuổi của họ đến một nhà thờ,nơi tôi đến diễn thuyết vào năm 2008. Họ ngồi ở cách xa tôi trong đám đông, nhưng Chris đã nâng cậu bé Daniel lên cao để tôi có thể nhìn thấy đứa bé đặc biệt không chân không tay giống như tôi hồi nhỏ.

Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng kỳ 17: Đấu tranh chống lại bất công
Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng kỳ 17: Đấu tranh chống lại bất công

Cho đến lúc đó Daniel là người đầu tiên tôi gặp có khuyết tật giống y như tôi. Thật xúc động! Ngay lập tức tôi cảm thấy một mối dây gắn bó giữa tôi và gia đình Martinez. Tôi nóng lòng muốn gặp riêng họ để khích lệ và chia sẻ kinh nghiệm với họ. Niềm vui của tôi được nhân lên khi chỉ vài ngày sau đó cha mẹ tôi từ Australia bay sang Mỹ và họ cũng lập tức cảm thấy gắn bó với Daniel, Chris và Patty. Daniel cho thấy cậu can đảm và ưa mạo hiểmhơncảtôi hồi nhỏ. Chúa đã đưa tôi đến cuộc sống của cậu để cậu thấy một hình mẫu mà khi còn nhỏ tôi không có, và tôi cảm thấy hạnh phúc mỗi khichúng tôi ở bên nhau. Bạn có thểhình dungra nỗi lo lắng của tôi khi chỉ vài tháng trước đây vợ chồng Martineze nói với tôi rằng Daniel-đã bước vào lớp một- đang bị bạn cùng trường bắt nạt.

Tin không vui đó tác động mạnh đến tôi. Dù đi diễn thuyết ở nơi nào– Trung Quốc, Chile, Australia, Ấn Độ, Brazil, Canada –tôi cũng nghenhiều bạn trẻ kể vềchuyện bị bắt nạt, trêu chọc, quấy rầy ở trường, ở sân chơi,hoặc trên xe buýt và ở trên mạng Internet. Gần như ngày nào chúng tôi cũng đọcthấy tin một người trẻ ở đâu đó tự vẫn hoặc hoặc hành động cực đoansau khi bị bắt nạt một cách tàn nhẫn.

Khi tôi diễn thuyết trước các học sinh, các em thường đề nghị tôi nói gìđóđể chống lại thói bắt nạt ở trường học và kêu gọi chấm dứt chuyệnkhông hay đó. Tất nhiên, đó cũng là vấn đề tôi quan tâm. Trong những năm đầu của đời học sinh tôi, là nạn nhân của thói bắt nạt. Khi học lên bậc trung học,tôi có nhiều bạn;nhưng ngay cả điều đó cũng không chấm dứt đượcnhững lời bình phẩm gây tổn thương và sự trêu chọc thiếu suy nghĩ nhằm vào tôi.

Khi tôi mười ba tuổi có một kẻ chuyên quấy rầy người khác, một học sinh lớn tuổi hơn tôi tên là Andrew,đã thực sự làm tổn thương tôi bằng cách némnhững lời lỗ mãng vào tôi mỗi lần nó nhìn thấy tôi. Tôi không tìm ra cách nói giảm, nói tránhnào để miêu tả những lời đứa con trai đóném vào tôi. Ngày nào cũng vậy,nó bước đếngần tôi và gàotoáng lên:“Nick không có - !”.

Đó là kiểu bình phẩm thô bỉ mà một số người đàn ông ném vào nhau, và có thể tôi đã cười trước cái kiểu trêu chọc đó nếu như kẻ quấy rầy kia chỉ ném những lời đó vào tôi duy nhất một lần thôi. Nhưng kẻ bắt nạt thật tàn nhẫn. Không có chân, không có tay đã đủ buồn lắm rồi. Ấy vậy mà tôi còn bị kẻ thiếu suy nghĩ đó hạ thấp nam tính của mình ở cái tuổi mà những cậu con trai rất nhạy cảm về những chuyện như vậy. Đôi khi một vài người bạn của kẻ bắt nạt cũng vào hùa với nó, khiến tôi càng cảm thấy khó chịu đựng hơn. Hầu hết bạn bè trong trườngthấy chuyện đó xảy ra mà không làm gì cả, và điều ấycũng khiến tôi tức giận. Bạn có thể nghĩ rằng ai đó cần phải lên tiếng buộc kẻ thô bỉ kia phải ngậm miệnglại, nhưng không ai làm gì cả, và điều đó càng khiến tôi đau đớn và tức giậnhơn.

Bạn đừngbao giờ để một kẻ bắt nạtlàm cho bạn cảm thấy chán ghét bản thân.Nhưng tôi biết nói dễ hơn làmrất nhiều. Lời nói có thể gây tổn thương,cho dù bạn biết rằng những gì người ta nói về bạnkhông đúng và chỉ nhằmtrêu tứcbạnmà thôi. Nó thực sự trở thànhvấn đề khi bạn phải đương đầu với những lời thô bỉ đó trước mặt các bạn học, bạn chơi – và không ai làm gì để ngăn chặn sự bắt nạtđó.

Tôi luôn nói với mọi người rằng tôi không có chân, không có tay nhưng điều đó không có nghĩalà tôi vô hại. Có một đứa con trai ở trường tiểu học đã bắt nạttôi đến mức tôi không thể chịu đựng nổi và tôi đã làm cho nó chảy máu mũi bằng cách dùng trán húc vào mũi nó. Nó lớn hơn tôi, nhưng những kẻ bắt nạttôi ở trường trung học còn lớn hơn tôi nhiều.(Nhân tiện tôi xin nói rằng Andrew không phải là tên thật của kẻ hay bắt nạt đã bị tôi húc vỡ mũi. Vậy nên những người bạn ở Australia của tôi không cần bận tâm đến việc truy tìm cậu ta).

Hồi đó tôi không biết chuyện bắt nạtlà chuyện phổ biến và cũng không ý thức được chuyện đó có thể trở nên nghiêm trọng đến mức nào. Tôi chỉ biết rằng nghe những lời thô tụccủa Andrew nhằm vào mình ít nhất một lần mỗi ngày khiến bụng tôi quặn đau và khiến tôi cảm thấy mình như một người tàn phế. Khi sự bắt nạt bằng lời đó diễn ra trong suốt hai tuần, Andrew và những lời nhục mạ của nó trở thành những điều đầu tiên tôi nghĩ đếnkhi tôi tới trường mỗi buổi sáng. Tôi sợ phải tới trường. Tôi tránh không gặp kẻ bắt nạt, và vì thế tôi bị muộn học. Tôi không thể suy nghĩgìtrong suốt nửa thời gian ở trường. Tôi lo gặp phải Andrew hoặc cảm thấy giận dữ, đau đớn về những lời thô tục mà kẻ bắt nạt tôiđã gào lên trong hành lang.

Một vài người bạn lớn tuổi hơn tôi gợi ýrằng chúng tôi nênđánhcho Andrew một trận, nhưng tôi không muốn làm kẻ bắt nạt đau đớn; tôi chỉ muốn nó câm miệng. Cuối cùng tôi quyết định đương đầu với cậu ta. Tôi huy động sức mạnh từ sự giận dữ và sợ hãi của mình và sử dụng nó để lái xe lăn thẳng tới trước mặt cậu ta vào một ngày nọ trong hành lang,sau khi cậu ta gào lên những lời thô tục nhằm vào tôi như mọi khi.

Andrew trông thậm chí còn to lớn hơn khi tôi nhìn cậu ta ở khoảng cách thật gần. Đó là một trong những lần tôi ước gì xe lăn của tôi được trang bị động cơ có thể húc đổ tường. Tuy nhiên, tôi có thể thấy rằng kẻ bắt nạt tôi ngạc nhiên trước sự tiến lên đầy dũng cảm của tôi.

“Tại sao cậu lại làm chuyện đó?”. Tôi hỏi.

“Làm gì?”. Cậu ta hỏi vặn.

“Tại sao cậu trêu chọc tôi, tại sao cậu nói những câu đó?”. Tôi hỏi.

“Tao nói thế làm mày khó chịu phải không?”

“Đúng vậy, mỗi lần cậu nói như vậy tôi đều cảm thấy đau đớn.”

“Tớ không hiểu điều đó. Tớ chỉ đùa thôi. Tớ xin lỗi.”

Dường như cậu ta thật lòng muốn xin lỗi tôi, vậy nên tôi chấp nhận lời xin lỗi đó và chúng tôi bắt tay nhau.

Chỉ là đùa thôi!

Nhưng quả thật tôi đã nói “Tớ tha thứ cho cậu”, và điều đó dường như khiến cậu ta ngạc nhiên. Từ đó cậu ta không quấy rầy tôi nữa. Tôi dám chắc rằng Andrew không nghĩ bản thân cậu là một kẻ bắt nạt người khác. Thường thì những kẻ bắt nạt không nghĩ như vậy. Họ nghĩ họ chỉ đùa hoặc trêu chọc ai đó hoặc cố gây cười mà thôi. Đôi khi người ta không ý thức được lời mình nói khiến người khác bị tổn thương như thế nào.

Nhưng khi họ hiểu ra, họ cần phải chấm dứt hoặc cần bị buộc phải chấm dứt hành động của mình.

Andrew có lẽ là một trong những người gặp khó khăn trong việc hiểu những người khuyết tật. Có lẽ cậu ta đã cố gắng bắc nhịp cầu qua khoảng cách giữa sự bình thường (cậu ta) và sự khác biệt (tôi) bằng cách trêu chọc tôi. Dù lý do của cậu ta là gì chăng nữa, Andrew cũng đã khiến tôi bị tổn thương và phá hỏng những ngày đến trường của tôi bằng những lời bình phẩm thiếu suy nghĩ của mình.

Khi cha mẹ của Daniel nói với tôi rằng cậu bé bị bắt nạt ở trường, những cảm xúc của ngày xưa quay trở lại khiến tôi đau đớn tựa như đang phải chịu đựng những vết thương cũ tái phát. Daniel và tôi rất giống nhau, không chỉ về hình thể, và còn giống nhau ở chỗ rất hay bị bắt nạt. Daniel là một cậu bé thích vui đùa, thích giao du và tôi biết rằng việc thường xuyên bị bắt nạt sẽ cướp đi niềm vui của cậu và châm ngòi cho những cảm giác bất an giống như tôi khi xưa.

Vậy nên tôi đề nghị được đến trường của Daniel nói chuyện với học sinh về sự nguy hại và tàn nhẫn của thói bắt nạt. Ban giám hiệu nhà trường ủng hộ ý kiến đó. Họ mời tôi nói chuyện với học sinh của tất cả các lớp, từ lớp mẫu giáo lớn cho đến lớp năm, và tôi rất vui khi các thầy cô giáo của trường đã làm tất cả những gì có thể để giúp cho buổi diễn thuyết của tôi diễn ra như mong muốn. Họ để Daniel nói chuyện với tất cả các học sinh về những gì cậu bé có thể làm và không thể làm, về cách cậu làm những việc cụ thể, kể về cuộc sống của người không chân, không tay.

Mỗi ngày của Daniel đều là sự cố gắng hết mình. Mọi người ở trường học của cậu hiểu rằng tôi là người bạn tốt và là người ủng hộ nhiệt tình nhất của cậu bé, và rằng tôi sẽ phiền lòng nếu ai đó còn bắt nạt cậu bé. Tôi đã nói với các học sinh rằng hãy trở nên thân thiện, đừng trở nên tàn nhẫn. Không chỉ có vậy, từ góc nhìn của mình và từ quan điểm chung của mọi người, tôi đã nói về sự nguy hại và sự tàn nhẫn của thói bắt nạt. Tôi cũng nói về ảnh hưởng tiêu cực mà các nạn nhân của hành động bắt nạt phải gánh chịu và những cách để nhận thấy một ai đó đang bị bắt nạt. Tôi khuyến khích tất cả mọi người hãy lên tiếng và hành động để ngăn chặn thói bắt nạt trong cộng đồng của mình.

Bắt nạt người khác - một vấn đề toàn cầu

Không phải khi trở thành người lớn thì tôi không còn bị bắt nạt hay bị trêu chọc nữa. Mới gần đây thôi, tôi đi bơi ở khách sạn với các bạn trong một chuyến du lịch và bị một gã say rượu ném vào mình những lời thô tục. Nhiều người quan niệm một cách sai lầm rằng chuyện bắt nạt là chuyện của trẻ con. Chuyện nữ cảnh sát bị đồng nghiệp nam trêu chọc, hăm dọa và xa lánh là một bằng chứng. Hoặc chuyện một người đàn ông lớn tuổi sống trong nỗi sợ bị những đứa trẻ mới lớn ở khu chung cư bắt nạt. Hay chuyện một thiếu niên có trang web bị “oanh tạc” bởi những lời tàn nhẫn gây tổn thương.

Những hành động bắt nạt xảy ra dưới nhiều hình thức, từ việc gọi ai đó bằng tên xấu, trêu chọc, xì xào bằng những lời gây tổn thương đến việc đánh đập, bắt nạt qua phương tiện thông tin, bao gồm việc sử dụng Internet, các mạng xã hội, tin nhắn, điện thoại di động để quấy rầy và hăm dọa người khác. Hầu hết các cuộc nghiên cứu cho thấy khoảng 25 đến 40% người trẻ tuổi nói rằng họ từng bị bắt nạt ở trường học. Năm 2011, một tổ chức giáo dục ở Mỹ công bố một báo cáo cho thấy gần như tất cả các học sinh trước khi bước vào trường trung học phổ thông đều đã từng bị bắt nạt. Báo cáo đó cho biết thêm rằng việc bắt nạt có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần, các vấn đề về thể chất, cảm xúc, các vấn đề xã hội và học tập.

Kerry Kennedy, Chủ tịch của Trung tâm Robert F.Kennedy Về Sự Công bằng và Quyền Con người, đã mô tả những hành động bắt nạt là một dạng vi phạm nhân quyền, và năm 2010 Bộ Giáo dục của Mỹ lần đầu tiên đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh toàn liên bang để bàn về tình trạng bắt nạt và bị bắt nạt diễn ra tại các trường học.

Bắt nạt không phải là chuyện của trẻ con nữa. Tất cả chúng ta đều trải nghiệm sự quấy rầy và hăm dọa ở mức độ ít nghiêm trọng khi chúng ta còn bé. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây thói bắt nạt đã leo thang, trở thành sự ngược đãi về cảm xúc, thân thể và tinh thần nghiêm trọng được thực hiện trực tiếp, hoặc gián tiếp qua Internet và điện thoại di động. Tổ chức Y tế Thế giới đã gọi bắt nạt là “một vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng” trong trường học, tại công sở và trong xã hội nói chung, nơi các nhóm thiểu số, những người đồng tính phải chịu đựng hàng ngày.

Thói bắt nạt ở nơi làm việc cũng phổ biến và nguy hại như ở trường học. Thói bắt nạt bao gồm đủ mọi dạng, từ hăm dọa bằng lời nói và hành động đến việc lan truyền những tin đồn, xa lánh, làm mất uy tín, nói xấu sau lưng, và sử dụng quyền lực để đòi hỏi những thứ ngoài phạm vi công việc. Một cuộc nghiên cứu cho thấy 37% người Mỹ bị bắt nạt ở nơi làm việc và 40% số người bị bắt nạt không báo cho nhà tuyển dụng biết mình bị bắt nạt. Gần một nửa số người bị bắt nạt phải chịu đựng các vấn đề về sức khỏe liên quan đến sự căng thẳng, trong đó có chứng lo âu và tâm trạng buồn chán, khổ sở.

Theo nhiều cuộc nghiên cứu, những người bị bắt nạt hoặc những người từng chứng kiến hành động bắt nạt phải đối mặt với nguy cơ tự cô lập mình, lạm dụng rượu cồn và chất kích thích, phải chịu đựng các vấn đề về sức khỏe và chứng trầm cảm, và có xu hướng tự gây tổn thương cho bản thân. Cũng có những báo cáo về các nạn nhân của các vụ bắt nạt phản ứng lại bằng bạo lực khiến những người vô tội không may lại bị thương tích, hoặc thậm chí bị giết hại.

Vào năm 2007 tại Phần Lan, một đất nước thanh bình bỗng nhiên rúng động khi một sinh viên mười tám tuổi sát hại tám người ở trường của anh ta, trong đó có thầy hiệu trưởng, nhân viên y tế của trường và sáu sinh viên khác. Kẻ giết người, kẻ đã bắn một số nạn nhân hai mươi phát đạn, đã tự tử sau khi gây ra vụ thảm sát kinh hoàng. Hắn đã mang năm trăm viên đạn tới trường, và hắn cũng cố tình đốt cháy tòa nhà của trường. Một cuộc điều tra của cảnh sát xác nhận rằng kẻ gây ra vụ thảm sát thường xuyên bị bắt nạt ở trường. Một đoạn băng ghi hình được công bố trong thời gian diễn ra vụ thảm sát cho thấy tên sát nhân giơ một khẩu súng lên và hắn mặc một chiếc áo phông có in mấy chữ “loài người được đánh giá quá cao”.

Chỉ vài năm trước, một học sinh mười lăm tuổi cầm một khẩu súng lục bắn liên tiếp vào một phòng vệ sinh nam ở trường trung học Santana, rồi tiến ra khu vực sân trường. Kết thúc cuộc bắn phá, kẻ xả súng đã giết chết hai người, làm bị thương mười ba người. Kẻ gây ra vụ thảm sát tên là Andy Williams, có vóc người nhỏ bé và thường bị bắt nạt ở cả trường cũ thuộc bang khác và ở cả trường mới của cậu ta. Những vụ bắt nạt không dừng lại ở trường học của Andy. Kẻ bắt nạt đã đột nhập vào nhà của Andy, đập phá đồ dùng cá nhân, lấy đi bộ đồ chơi điện tử của cậu ta. Tại thị trấn nơi Andy mới chuyển tới, cậu ta bị kẻ nào đó lấy trộm bộ ván trượt và giày trượt pa-tanh, và chỉ hai tuần trước khi vụ thảm sát xảy ra cậu đã bị những kẻ bắt nạt đánh đập.

Nạn bắt nạt đã được đề cập tới trong một báo cáo của Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ năm 2002 như một yếu tố liên quan đến 71% trong số 37 vụ xả súng tại trường học. Trong một số vụ xả súng, kẻ tấn công đã từng phải chịu đựng sự bắt nạt và hăm dọa “dai dẳng và tàn nhẫn”. Trong một số trường hợp, tình trạng bị bắt nạt dường như là một yếu tố dẫn đến quyết định tấn công người khác của kẻ bị bắt nạt.

Đây là một vấn đề nghiêm trọng khi mà 85% số vụ bắt nạt nói trên không có sự can thiệp nào từ phía những người có quyền lực.Nghiên cứu trên cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ bị bỏ tù trước tuổi hai mươi bốn của một kẻ hay bắt nạt người khác cao hơn gấp sáu lần người bình thường và tỷ lệ phạm tội nghiêm trọng vào tuổi trưởng thành ở những người từng bị bắt nạt cao hơn gấp năm lần bình thường. Các chuyên gia nói rằng những kẻ hay bắt nạt người khác ở trường của hôm nay thường trở thành những kẻ làm hại người khác của xã hội ngày mai.

Khi còn nhỏ và khi đã trở thành một người đàn ông trưởng thành, những kẻ bắt nạt đều để lại cho tôi cảm giác bị hăm dọa, buồn bã, lo âu, căng thẳng và đau đớn. Điều đáng sợ là những trải nghiệm của tôi còn ít nghiêm trọng hơn hầu hết các vụ bắt nạt khác. Thông tin về các vụ bắt nạt được gửi tới hộp thư và vào trang web của tôi mỗi ngày thực sự rất đáng lo ngại, nhiều câu chuyện tôi được nghe mọi người kể trực tiếp trong những buổi diễn thuyết của tôi hoặc trong những chuyến đi của tôi cũng đáng lo ngại không kém.

Hôm đó tôi vừa mới kết thúc bài diễn thuyết trước một nhóm rất đông sinh viên Học viện San Femando Valley ở Northridge, California về chủ đề này thì một người đàn ông có vóc người to lớn, mái tóc màu tro và bộ ria mép bước tới.

“Nick, anh làm ơn nói chuyện với tôi một lát được không?”. Ông nói, và sau đó tự giới thiệu tên mình là Jeff Lasater.

Ông có đôi mắt đượm buồn, và tôi đề nghị ông hãy ôm tôi. Những giọt nước mắt trào ra khóe mắt ông khi ông cảm ơn tôi vì đã khích lệ các học sinh, sinh viên dừng những hành động trêu chọc và bắt nạt người khác. Tôi cứ nghĩ đó là tất cả những gì ông muốn nói nhưng sau đó ông nói với tôi rằng năm 2008 con trai của ông, Jeremiah, đã tự sát vì cậu thường xuyên bị bắt nạt ở trường học.

Câu chuyện thương tâm của người đàn ông đó cho thấy những hành động bắt nạt có thể trở nên nguy hại đến mức độ nào, và việc bị bắt nạt gây căng thẳng, tổn hại với bất kỳ ai ra sao, cho dù người đó ở tuổi nào, to lớn hay nhỏ bé. Jeremiah trông có vẻ như không phải là mục tiêu của những kẻ hay bắt nạt người khác. Mười bốn tuổi cậu cao hơn 1,9 mét, nặng hơn 100 kg và là cầu thủ tiền vệ của đội bóng ở một trường trung học gồm sáu trăm học sinh.

Tuy nhiên, sự thật là những kẻ bắt nạt nhằm vào những điểm dễ bị tổn thương, trong khi ai trong chúng ta cũng có những điểm dễ bị tổn thương. Những kẻ bắt nạt nghĩ ra nhiều cách để làm bạn tổn thương. Đôi khi chúng tấn công vào thể xác, nhưng chúng cũng có thể tra tấn nạn nhân về tinh thần hoặc cảm xúc. Những kẻ bắt nạt tôi thường quấy rầy tôi bởi vì ngoại hình của tôi khác biệt so với mọi người. Chúng trêu chọc tôi vì tôi thiếu chân tay hoặc vì tôi không thể làm được tất cả mọi việc mà chúng có thể làm.

Tôi là một mục tiêu dễ dàng đối với những kẻ bắt nạt, nhưng xét theo nhiều khía cạnh, vóc người to lớn và bản chất hiền lành của Jeremiah lại khiến cậu trở thành một mục tiêu dễ bị bắt nạt hơn. Jeremiah có hai điểm dễ bị tổn thương mà những kẻ bắt nạt cậu đã lợi dụng để tấn công cậu. Cậu khó hòa nhập với mọi người vì cậu gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, điều đã khiến cậu học hành rất vất vả. Cậu cũng ngại sử dụng thân hình to lớn của mình để làm cho những kẻ bắt nạt cậu phải sợ, bởi vì hồi học tiểu học cậu đã từng bị phạt vì tội đánh nhau.

Thay vì đương đầu với những kẻ bắt nạt mình hoặc nhờ các giáo viên hoặc bảo vệ nhà trường giúp đỡ, Jeremiah thu mình lại, và càng ngày nỗi tức giận trong cậu càng tăng lên. Các bạn của cậu gọi cậu là một chàng khổng lồ hiền lành, nhưng việc Jeremiah ngại đánh nhau mặc dù cậu to cao đã khiến cậu trở thành một mục tiêu lớn để những kẻ hay quấy rầy cậu chứng minh rằng chúng không sợ một người to cao như cậu.

Một người bạn của cậu kể lại rằng ở lớp Jeremiah bị hành hạ nhiều đến mức một hôm cậu đã đứng dậy và nói bằng giọng phẫn uất: “Hãy để tôi được yên!”. Một khi những kẻ bắt nạt biết rằng Jeremiah sẽ không đấu tranh hay kháng cự, chúng càng quấy rầy cậu nhiều hơn. Những người bạn của cậu nói rằng cậu bị bắt nạt từ hồi còn học tiểu học, và khi cậu bước vào trung học tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Vào một ngày tháng mười một năm 2008, một kẻ nào đó đã ném ớt vào người Jeremiah trong giờ ăn trưa. Bố của Jeremiah kể rằng một học sinh khác cố tụt quần của cậu. Buồn quá cậu đã trốn vào phòng vệ sinh ở căng-tin và khóa cửa phòng vệ sinh lại. Sau đó cậu rút một khẩu súng ra khỏi ba lô và tự bắn vào đầu mình.

Không một ai biết nỗi đau tinh thần mà Jeremiah phải chịu đựng. Giống như nhiều người khác từng khổ sở vì bị bắt nạt, trong đó có tôi, chàng trai trẻ đó đã giấu nỗi buồn phiền của mìnhtrong lòngkhông cho cha mẹ và bạn bè biết.

“Một năm trước tôi đã lo rằng cậu học trò đó sẽ im lặng chịu đựng”,một trong những giáo viên của Jeremiah đã nói với một phóng viên sau khi cậu tự sát. “Tôi thích những đứa trẻ hành động hơn”.

Ban giám hiệu nhà trường nói rằng Jeremiah thực sự đã tiến bộ hơn trong học tập và cậu cũng cảm thấy mình thực sự đã chơi một trận tốt nhất với đội bóng vào ngày thứ sáu của tuần trước khi cậu tự sát. Nhưng nếu bạn là một người thích bắt nạt người kháchoặc nếu bạn đã biết ai đó đang bị bắt nạt, thì bạn hãy nhớ điều này: bạnkhông bao giờ biết điều gì có thể đẩy một con ngườixuốngvực thẳm.

Jeremiah có thể cảm thấy hài lòngvề kết quả họctập của cậu ở trường và về khả năng của cậu trên sân bóng. Chúng ta không bao giờ biết được tại sao cậu lại tự sát, nhưng có thể khi những hành động bắt nạt vẫn tiếp diễn, bất chấp tất cả những điều tốt Jeremiah đã đạt được, khiến cậu cảm thấy rằng những kẻ bắt nạt sẽ không bao giờ để cậu yên.

Có những bi kịch tương tự như thế đã xảy ra, trong đó có cái chết của cô bé mười lăm tuổi Amanda Cumming ở Staten Island, New York, người đã thiệt mạng sau khi bước thẳng vào đầu chiếc xe buýt đang chạy trên đường thành phố với lá thư tuyệt mệnh trong túi quần. Cảnh sát phát hiện ra rằng ở trường và trên Facebook, cô bé đã bị các bạn cùng lớp bắt nạt. Một cuộc nghiên cứu được tiến hành một năm trước đó cho thấy 80% các học sinh ở trường học của nạn nhân đã từng bị bắt nạt hoặc bị đe dọa.

Theo thông tin từ phía báo giới, một trong những người bạn của Amanda đã viết trên Facebook rằng cô hy vọng cái chết của Amanda sẽ ám ảnh những ai “đã khiến Amanda cảm thấy như thể cả thế giới đang quay lưng lại với bạn ấy”.

Mẹ của một học sinh khác, người đã bị bắt nạt tại trường trung học nơi Jeremiah theo học, tham gia một lễ thắp nến tưởng niệm sau khi Jeremiah tự sát, đã nói với một phóng viên: “Những hành động bắt nạt đã xảy ra trong một thời gian dài và không ai làm gì để ngăn chặn những hành động đó”.

Thói bắt nạt là một phần của cái ác trong bản chất con người,và chắc chắn nó đã tồn tại trong cuộc sống của chúng ta từ lâu như tội lỗi đã tồn tại trên đời này vậy. Chính Chúa Jesus cũng là một nạn nhân của những hành động bắt nạt liên miên mà kẻ thù của Người đã gây ra. Khi Chúa Jesus bị giam cầm, Người đã bị Thượng tế Annas tra hỏi về các tông đồ và việc truyền đạo của Người. Jesus đã nói với Thượng tế rằng Người luôn truyền đạo một cách công khai, không có gì phải bí mật cả, và rằng Annas nên hỏi những người đã nghe giảng về niềm tin của Người. Sau đó một người có quyền lực khác ở đó đã tát vào mặt Jesus và nói: “Đây là cách người trả lời Thượng tế sao?”.

Tôi thích cái cách Chúa Jesus đã đối mặt với những kẻ bắt nạt. Không hề nao núng, Người yêu cầu được biết tại sao bọn họ lại vô cớ tấn công ngài:“Nếu tôi nói điều gì đó sai quấy, thì các người hãy chứng minh xem tôi đã nói sai điều gì. Nhưng nếu tôi nói sự thật, thì tại sao các người lại đánh tôi?”.

Tôi tin rằng bài học mà Chúa Jesus đem đến cho chúng ta trong tình huống này là: không ai nên đầu hàng khi bị bắt nạt hoặc bị ngược đãi. Thay vì thế, chúng ta nên biến niềm tin của mình thành hành động, kiên cường chống lại những kẻ hăm dọa hay ngược đãi chúng ta và bất cứ ai khác, yêu cầu được đối xử công bằng.

Một trò trêu chọc hoặc một câu nói đùa cợt cho vui rất có thể trở thành giọt nước làm tràn ly, là cú đẩy cuối cùng đối với một người nào đó đang âm thầm chịu đựng đau khổ như Amanda hoặc Jeremiah. Bạn có muốn để mặc những bi kịch như vậy xảy ra không, hay muốn trở thành người giúp ngăn chặn những bi kịch không nhất thiết phải xảy ra đó không? Tôi khuyên bạn nên biến niềm tin thành hành động và hãy hợp sức với những người đang chống lại những hành động bắt nạt, quấy rầy và các dạng bất công khác của xã hội như phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, ngược đãi tôn giáo, đối xử với con người như nô lệ.

Jeff Lasater đã nói với tôi rằng ông quyết tâm làm bất cứ điều gì có thể để chống lại thói bắt nạt dẫn tới cái chết của con trai ông. Ít lâu sau khi Jeremiah tự sát, cha của cậu đã thành lập Dự án Jeremiah 51 (www.jeremiah51.com), một tổ chức phi lợi nhuận đã trở thành nguồn sức mạnh đáng kể trong cuộc chiến xóa bỏ thói bắt nạt.

Người cha đó tin rằng nạn bắt nạt cũng giống như bệnh ung thư, và cách duy nhất để ngăn chặn vấn nạn đó là loại bỏ nó. Dự ánJeremiah 51 (trong đội bóng của trường, Jeremiah mang áo số 51) hoạt động với mục tiêu xóa bỏ nạn bắt nạn tại từng trường học. Tổ chức này cung cấp số điện thoại (866-721-7385) để các học sinh hoặc phụ huynh gọi tới nếu họ biết một học sinh nào đó đang bị bắt nạt. Số điện thoại của đường dây nóng này cho phép người báo về vụ bắt nạt được giấu tên. Các nhân viên của dự án sẽ gọi điện tới trường học đã xảy ra hành động bắt nạt và đề nghị điều tra về sự việc đó trong vòng hai mươi bốn giờ, sau đó họ sẽ theo dõi diễn biến tình hình.

Các phụ huynh cũng có thể gọi tới số điện thoại này để nhờ giúp đỡ nếu như nỗ lực cảnh báo với trường học về hành động bắt nạt bị lờ đi. Trong trường hợp đó, các nhân viên của Dự án 51 sẽ trực tiếp trao đổi với nhà trường. Tổ chức có trụ sở ở Winnetka, California này cũng thuyết phục các trường đã từng được báo cáo xảy ra những hành động bắt nạt có chương trình giáo dục nhằm giúp các giáo viên, học sinh, phụ huynh nhận biết dấu hiệu của hiện tượng bắt nạt xảy ra trong trường.

Dự ánJeremiah 51 cũng có một chương trình trợ giúp để các học sinh bị bắt nạt có thể nhận được sự giúp đỡ của các học sinh lớp trên ở cùng trường cũng như sự giúp đỡ từ tổ chức Jeremiah. Dự án 51 cam kết giúp đỡ các học sinh và phụ huynh đương đầu với những hành động bị bắt nạt, ức hiếp.

Thật may mắn nếu như bạn chưa từng bị ai bắt nạt. Rất ít người sống trên đời mà không gặp phải một kẻ bắt nạt. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa việc bị bắt nạt duy nhất một lần từmột kẻ bắt nạt thiếu suy nghĩ vớiviệc chịu đựng sự bắt nạt dai dẳng bằng lời nói và hành động hiểm độc. Sự hành hạ của Andrew và những lời chế giễu khó chịu nhằm vào tôi chỉ kéo dài trong hai tuần; Jeremiah đã âm thầm chịu đựng những hành động bắt nạt trong một thời gian dài. Cha của Jeremiah cho biết dù Jeremiah to lớn và khỏe mạnh, cậu đã phải chịu đựng sự hăm dọa và những hành động tấn công trong vài năm. Sự ngần ngại trong việc đấu tranh chống lại những kẻ bắt nạt của bản thân cậu và sự thờ ơ của bạn bè đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Đón đọc kỳ 18: Hãy trở thành người giúp đỡ

0 comments: